Đây là phương pháp người ta dựa vào các yếu tố nêu trong đề bài để suy luận, dẫn dắt và loại trừ các khả năng, qua đó tìm ra được đáp án. Để thực hiện thì ngoài việc diễn giải thông thường, có thể dùng bảng hoặc đồ thị để biểu diễn các mối quan hệ, khi đó lời giải sẽ sáng hơn, dễ hiểu hơn.
Chi tiết tài liệu các em học sinh có thể tải về
TẠI ĐÂYBài toán 1
Trên một đoàn tàu hỏa, phụ trách một toa tàu thông báo trong toa có một số người bị nhọ mặt và ra hiệu lệnh: Mọi người tập hợp xung quanh tôi, không được soi gương, nói chuyện hay bất kỳ hành động nào có thể giúp cho người khác biết về tình trạng nhọ hay không nhọ. Chỉ được phép nhìn nhau và suy nghĩ, nếu ai biết chắc chắn mình bị nhọ thì khi tàu dừng sẽ xuống rửa. Kết quả là sau khi tàu dừng ở ga thứ 4 thì không còn ai bị nhọ. Hỏi ban đầu trong toa tàu có bao nhiêu người bị nhọ mặt?
(Giả thiết rằng mọi người đều suy nghĩ thuần túy như nhau)
Lời giải:
Chúng ta sẽ xét từng trường hợp, loại trừ dần như sau:
Trường hợp 1(TH1): Trên tàu chỉ có 1 người bị nhọ mặt là A
Người đó A sẽ nhìn thấy không ai bị nhọ mặt, mà người phụ trách toa tàu đã thông báo có người bị nhọ, chứng tỏ mình bị nhọ và sẽ xuống ga thứ 1 để rửa. Sau khi tàu dừng ga thứ nhất hết người bị nhọ chứ không phải ga thứ 4 nên trường hợp này loại.
Trường hợp 2(TH2): Trên tàu chỉ có 2 người bị nhọ mặt A và B
Khi đó chẳng hạn A sẽ chỉ thấy 1 người bị nhọ, để biết mình có bị nhọ hay không A sẽ nghĩ: nếu ga thứ nhất B xuống rửa thì mình không bị nhọ(vì họ sẽ suy nghĩ giống như TH1). Nhưng qua ga thứ 1 không thấy ai xuống nên A sẽ nhận ra ngay là mình bị nhọ mặt và xuống rửa ở ga thứ 2(cả B cũng vậy), nghĩa là sau khi tàu dừng ở ga 2 sẽ không còn ai bị mặt nhọ chứ không phải ga thứ 4. Trường hợp này cũng bị loại.
Trường hợp 3(TH3): Trên tàu chỉ có 3 người bị nhọ mặt A, B và C
Khi đó chẳng hạn A sẽ chỉ thấy 2 người bị nhọ là B và C, để biết mình có bị nhọ hay không A sẽ nghĩ: nếu chỉ B và C bị nhọ thì họ sẽ nghĩ giống như TH2 tức là đến ga 2 cả B và C sẽ xuống rửa mặt. Nhưng qua ga 2 cả 2 đều không xuống chứng tỏ mình(A) đang bị nhọ và sẽ xuống rửa ở ga thứ 3(B, C cũng thế), nghĩa là sau khi tàu dừng ở ga 3 sẽ không còn ai bị mặt nhọ chứ không phải ga thứ 4. Trường hợp này cũng bị loại.
Cuối cùng ta sét trường hợp trên tàu chỉ có 4 người bị nhọ mặt, khi đó 1 người trong họ(ví dụ A) sẽ chỉ quan sát thấy 3 người nhọ mặt. A sẽ nghĩ rằng: nếu chỉ có 3 người bị nhọ mặt thôi thì những người đó sẽ nghĩ giống TH3 nghĩa là đến ga thứ 3 họ sẽ xuống rửa mặt nhưng ga thứ 3 họ cũng không xuống chứng tỏ mình(A) đang bị nhọ mặt và tất nhiên đến ga thứ 4 sẽ xuống rửa, 3 người còn lại cũng suy nghĩ và làm tương tự.
Nói tóm lại với 4 người bị nhọ mặt thì sau khi tàu dừng ở ga thứ 4 sẽ không người nào bị nhọ nữa.
Bài toán 2: [Đề thi chọn HSG toán lớp 6]
Trong 1 buổi học nữ công ba bạn Cúc, Đào, Hồng làm 3 bông hoa cúc, đào, hồng. Bạn làm hoa hồng nói với Cúc : Hóa ra trong chúng ta chẳng ai làm loại hoa trùng với tên mình nhỉ! Hỏi ai đã làm hoa nào?
(Giả thiết rằng mỗi người chỉ làm một loại hoa và 1 loại hoa chỉ được làm bởi một người)
Lời giải:
Chúng ta sẽ sử dụng sơ đồ như sau bằng cách ký kiệu ba bạn bởi và 3 loại hoa bởi 6 điểm như trên hình vẽ. Nếu ai trồng loại hoa gì thì tên và hoa sẽ nối với nhau bằng nét rõ, ngược lại bởi nét mờ.
Theo bài ra thì Cúc – cúc, Đào – đào, Hồng – hồng được nối bởi nét mờ.
Từ đoạn hội thoại giữa bạn làm hoa hồng với Cúc suy ra bạn làm hoa hồng không thể tên Cúc(vì nếu ngược lại thì Cúc nói chuyện với chính mình!) nên Cúc – hồng sẽ được nối bởi nét mờ. Ta thấy Cúc – hồng và Hồng – hồng đã là nét mờ ⇒ Đào sẽ làm hoa hồng.
Vì Cúc không làm cúc và Cúc không làm hồng nên Cúc sẽ làm hoa đào và còn lại hiển nhiên Hồng là người làm hoa cúc.
Lời bình:
Bài toán này học sinh có thể suy luận bình thường hoặc dùng bảng. Tuy nhiên phương pháp dùng đồ thị(hoặc tô màu) như trên cho thấy mối liên hệ trực quan hơn, dễ hiểu hơn.…
Bài toán 3:
Thầy Nghiêm được nhà trường cử đưa bốn học sinh Lê, Huy, Hoàng, Tiến đi thi đấu điền kinh. Kết quả có ba em đạt các giải nhất, nhì, ba và một em không đạt giải. Khi về trường mọi người hỏi kết quả các em trả lời như sau:
- Lê: Mình đạt giải nhì hoặc ba.
- Huy: Mình đã đạt giải.
- Hoàng: Mình đạt giải nhất.
- Tiến: Mình không đạt giải.
Nghe xong thầy Nghiêm mỉm cười và nói: “ Chỉ có ba bạn nói thật, còn một bạn đã nói đùa.”
Bạn hãy cho biết học sinh nào đã nói đùa, ai đạt giải nhất và ai không đạt giải?
Bài toán 4:
Một trong 3 người An, Bình, Cúc đến từ thành phố A. Hai người còn lại đến từ thành phố B và C. Cúc nhiều tuổi hơn người đến từ thành phố B, An và người đến từ thành phố C không bằng tuổi nhau. Người đến từ thành phố C trẻ hơn Bình.
Hỏi ai đến từ thành phố A?
Chi tiết tài liệu các em học sinh có thể tải về
TẠI ĐÂYNguyễn Kim Sổ
Hội Toán học Việt Nam