024 6680 9640
THÔNG TIN TOÁN HỌC Người Việt trẻ

Nhà toán học người Việt giải được hai bài toán thế kỷ


Ngày cập nhật: 18-10-2024:17-47-25 / Số lần đọc: 22
Giáo sư Phạm Hữu Tiệp và cộng sự giải quyết được hai vấn đề từng khiến các nhà Toán học bối rối trong nhiều thập kỷ. Đó là giả thuyết độ cao 0 của Bauer và một kết quả của Lý thuyết Deligne-Lusztig, ra đời lần lượt vào năm 1955 và 1976. Lời giải được đăng trên Annals of Mathematics và Inventiones mathematicae, những tạp chí Toán học uy tín hàng đầu.
Trong bản tin hôm 9/10, trên website Đại học Rutgers - nơi ông Tiệp là giáo sư đặc biệt, các chuyên gia đánh giá đây là những tiến bộ đột phá trong lĩnh vực lý thuyết biểu diễn của nhóm hữu hạn, một hướng nghiên cứu của Toán học.

Phần chứng minh Giả thuyết độ cao 0 của giáo sư Tiệp có thể giúp nâng cao hiểu biết về tính đối xứng của cấu trúc và vật thể có trong tự nhiên, khoa học, cũng như hành vi lâu dài của nhiều quá trình ngẫu nhiên phát sinh ở các lĩnh vực Hóa học, Vật lý kỹ thuật, Khoa học máy tính và Kinh tế.

Còn việc làm rõ một kết quả của lý thuyết Deligne-Lusztig cung cấp thêm hiểu biết về "Vết của ma trận", phục vụ giải quyết nhiều vấn đề khác trong Toán học.

"Tôi chưa bao giờ mong có thể giải được. Nhưng các giả thuyết cần phải được chứng minh" giáo sư Tiệp chia sẻ, cho biết đã dành gần 10 năm để tìm ra đáp án.

"Giáo sư Tiệp và cộng sự đạt được thành tựu lớn tốt nhất mà chúng tôi có thể tưởng tượng. Nhờ sự nghiệp đồ sộ, ông ấy đã giúp khoa Toán hiện diện trên trường quốc tế, duy trì vị thế là trung tâm hàng đầu thế giới", Stephen Miller, Trưởng khoa Toán của Đại học Rutgers nói.

GS Phạm Hữu Tiệp. Ảnh: Đại học Rutgers, Mỹ

GS Tiệp là cựu học sinh trường THPT Chu Văn An, Hà Nội. Năm 1979, khi 16 tuổi, ông là một trong bốn thí sinh Việt Nam thi Olympic Toán quốc tế (IMO), giành huy chương bạc.

Năm 1980, ông sang học khoa Toán - Cơ, Đại học Tổng hợp Lomonosov (MGU, Liên Xô cũ). Ông bảo vệ thành công luận án tiến sĩ năm 1991. Giai đoạn này, ông nghiên cứu về dàn nguyên, khai triển trực giao của đại số Lie và bắt đầu chuyển sang các vấn đề của lý thuyết nhóm, lý thuyết biểu diễn.

Sang Mỹ năm 1996, ông từng là giáo sư Đại học Arizona, cộng tác với Viện nghiên cứu khoa học Toán học (MSRI) Berkeley, Viện nghiên cứu cao cấp Princeton... Đến nay, ông đã xuất bản 5 cuốn sách, có khoảng 200 công trình trong nhiều lĩnh vực của Toán học. Hiện, ông quan tâm nghiên cứu lý thuyết nhóm và biểu diễn.

GS Tiệp cho biết ông chỉ sử dụng bút và giấy khi nghiên cứu. Ông ghi lại các công thức Toán học hoặc các câu biểu thị chuỗi logic. Ngoài ra, ông trò chuyện liên tục, trực tiếp hoặc trên Zoom, với các đồng nghiệp.

Nhưng tiến bộ có thể đến từ sự tự suy ngẫm và những ý tưởng sẽ nảy sinh khi chúng ta ít ngờ tới nhất, theo GS Tiệp.

"Có thể là khi tôi đang đi bộ với các con hoặc làm vườn với vợ, hoặc làm gì đó trong bếp", ông nói. "Vợ tôi nói cô ấy luôn biết khi nào tôi đang nghĩ về Toán học".

Doãn Hùng (Theo Đại học Rutgers)

Mời bạn đánh giá bài viết này!
TIN TỨC KHÁC
Một số bài toán thực tế liên quan đến hình học dành cho học sinh ôn thi vào lớp 10 THPT, năm học 2024 – 2025
Một số bài toán thực tế liên quan đến hình học dành cho học sinh ôn thi vào lớp 10 THPT, năm học 2024 – 2025
Ngày tạo 11:44 | 15/10/2024
Gần đây toán thực tế xuất hiện tương đối nhiều trong các đề thi. Học sinh muốn học tốt toán thực tế thì trước tiên phải nắm vững kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa. Tiếp đó là phải phân loại được câu đó rơi vào dạng nào và khi đã xác định được dạng rồi thì có một nguyên tắc để giải là chuyển từ bài toán thực tế sang mô hình toán học. Đây là thao tác quan trọng và cũng rất khó, đòi hỏi học sinh phải có những trải nghiệm, hiểu được ngôn ngữ cuộc sống thường nhật, đọc nhiều đề, làm nhiều dạng để tích lũy kinh nghiệm.
Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu siết chặt quản lý điện thoại trong trường học
Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu siết chặt quản lý điện thoại trong trường học
Ngày tạo 18:14 | 11/10/2024
Sở GD&ĐT Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu các nhà trường thực hiện quản lý điện thoại và các thiết bị thu, phát sóng của học sinh trước khi vào tiết học đầu tiên và gửi lại cho học sinh sau giờ tan trường, tan lớp.
Thông báo về Seminar Hội toán học Hà Nội vào thứ năm ngày 10.10.2024 tại trường ĐH Công Nghệ, ĐHQGHN
Thông báo về Seminar Hội toán học Hà Nội vào thứ năm ngày 10.10.2024 tại trường ĐH Công Nghệ, ĐHQGHN
Ngày tạo 09:43 | 08/10/2024
Tầm quan trọng của toán học trong các ngành kỹ thuật công nghệ: chủ đề được các chuyên gia, nhà khoa học, đội ngũ giáo viên, giảng viên đang giảng dạy, nghiên cứu trong lĩnh vực toán học sẽ được chia sẻ tại buổi Seminar do Khoa Công nghệ Xây dựng – Giao thông, Trường Đại học Công nghệ đăng cai, phối hợp với Hội Toán học Hà Nội tổ chức vào ngày 10/10/2024.
Hướng dẫn giải chi tiết Đề minh họa của Sở GD&ĐT Hà Nội KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT THEO CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018
Hướng dẫn giải chi tiết Đề minh họa của Sở GD&ĐT Hà Nội KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT THEO CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018
Ngày tạo 06:44 | 11/09/2024
Ngày 28/08/2024, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hà Nội ban hành Thông báo 2988/TB-SGDĐT năm 2024 về Cấu trúc định dạng đề thi Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT thành phố Hà Nội theo Chương trình GDPT 2018.
Kỷ niệm 50 năm Việt Nam tham dự Kỳ thi Olympic Toán học quốc tế (IMO)
Kỷ niệm 50 năm Việt Nam tham dự Kỳ thi Olympic Toán học quốc tế (IMO)
Ngày tạo 16:13 | 20/07/2024
Chuỗi hoạt động Kỷ niệm 50 năm Việt Nam tham dự Kỳ thi Olympic Toán học quốc tế (IMO) nhằm tổng kết, đánh giá các hoạt động hoạt động phát hiện, đào tạo và bồi dưỡng tài năng toán học trẻ trong thời gian qua và định hướng phát triển cho tương lai. Thông qua đó, khuyến khích và tạo ra khát vọng, động lực học tập, cống hiến trong thế hệ trẻ để góp phần vào sự phát triển và hưng thịnh của quốc gia.