024 6680 9640
THÔNG TIN TOÁN HỌC Bản tin toán học

Một số điểm học sinh cần lưu ý và hướng dẫn giải chi tiết đề thi vào lớp 10 môn toán của TP. Hà Nội năm học 2024–2025


Ngày cập nhật: 22-06-2024:10-38-35 / Số lần đọc: 207
Nhìn chung, đề thi môn Toán của Hà Nội những năm gần đây được giữ nguyên cấu trúc. Đây là điểm thuận lợi rất lớn cho thầy cô và học sinh trong việc dạy học và ôn thi. Nội dung đề thi chủ yếu nằm trong chương trình Toán lớp 9, nhưng cũng yêu cầu học sinh vẫn phải nắm được các kiến thức Toán học ở các lớp dưới của cấp THCS. Đề thi năm nay cũng không ngoại lệ, nhìn tổng thể tương đương so với đề các năm. 
 Bản PDF hướng dẫn giải chi tiết các em học sinh có thể tải về TẠI ĐÂY
Một số nhận xét cụ thể:
1. Câu 1–c
Có một bẫy nhỏ “bình phương của một biểu thức là không âm”, nhiều bạn chủ quan bỏ qua điều kiện này nên dễ mất điểm (thường sẽ bị trừ 0.25đ coi như điều kiện không đầy đủ).  

2. Giải bài toán bằng cách lập phương trình
Học sinh nhớ đặt điều kiện hợp lý: nếu gọi số xe tải loại lớn là x thì x ∈ N*, nếu đặt số xe tải loại nhỏ là x thì x ∈ N* và x > 2. Đọc kỹ đề để không nhầm kết luận.

3. Câu Viète
Khác với mọi năm, biểu thức ở đề thi năm nay bất đối xứng và lạ nên sẽ khó khăn với một số bạn. Tuy nhiên nếu bình tĩnh suy nghĩ, để ý thấy hệ số “c” của phương trình hoành độ giao điểm là hằng số. Khi đó các em sẽ quy được về bài toán quen thuộc: dùng chính hệ thức yêu cầu kết hợp với định lý Viète tạo ra hệ phương trình thứ cấp để tìm ra x1, x2 và m tương ứng.
Đây là điều mà chúng tôi đề cập rất kỹ với nhiều ví dụ trong cuốn sách: “NHỮNG DẠNG TOÁN QUAN TRỌNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỊNH LÝ VIÈTE”.

4. Câu hình phẳng
Đề khá hay, hình dễ vẽ hơn 2023. Sự khác biệt bắt đầu từ ý (b) khi năm nay phải chứng minh 2 ý nhỏ làm tăng độ khó so với những năm trước. Ý (c) không quá khó, vừa sức với học sinh khá giỏi. Dự đoán thang điểm của bài này là 1 – 1.5 – 0.5.
Dạng toán này chúng tôi đã đề cập trong cuốn sách “BÍ QUYẾT GIÀNH ĐIỂM TUYỆT ĐỐI MÔN TOÁN”.

5. Câu bất đẳng thức
Được đánh giá là nhẹ hơn so với các năm trước, quan trọng nhất vẫn là học sinh biết khai thác đầu vào của bài toán. Tiếp đó các em có thể dự đoán điểm rơi rồi chứng minh trực tiếp bằng cách xét hiệu hoặc tách và dùng bất đẳng thức Cauchy đều được.
Ở đây nếu mở rộng điều kiện  x, y là các số không âm thì có thể có được cả GTNN và GTLN.

Nguyễn Kim Sổ
Hội Toán học Việt Nam

Mời bạn đánh giá bài viết này!
TIN TỨC KHÁC
Hội Toán học Hà Nội: Thông báo HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ DU XUÂN 2024
Hội Toán học Hà Nội: Thông báo HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ DU XUÂN 2024
Ngày tạo 11:53 | 04/03/2024
[www.hms.org.vn] Nhằm thực hiện các mục tiêu đổi mới giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo về các chương trình bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên bộ môn Toán THPT cập nhật các chương trình GDPT 2018 và tiếp cận chương trình giáo dục tiên tiến quốc tế, Hội Toán học Hà Nội cùng Trường THPT Dương Quảng Hàm đồng tổ chức hội thảo khoa học.
Hội Toán học Việt Nam: Thông báo GẶP MẶT ĐẦU XUÂN GIÁP THÌN 2024
Hội Toán học Việt Nam: Thông báo GẶP MẶT ĐẦU XUÂN GIÁP THÌN 2024
Ngày tạo 15:47 | 22/02/2024
[www.vms.org.vn] Ban Chấp hành Hội Toán học Việt Nam trân trọng kính mời tất cả các hội viên của Hội đang có mặt tại Hà Nội và các vùng lân cận tham dự chương trình Du Xuân và buổi Gặp mặt đầu năm 2024.
Bộ GDĐT ban hành quy chế mới về thi chọn học sinh giỏi quốc gia
Bộ GDĐT ban hành quy chế mới về thi chọn học sinh giỏi quốc gia
Ngày tạo 09:50 | 08/12/2023
(Moet.gov.vn) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa ban hành Thông tư số 17/2023/TT-BGDĐT ngày 10/10/2023 Quy chế thi chọn học sinh giỏi quốc gia thay thể Thông tư số 56/2011/TT-BGDĐT.
Phương pháp học tập của Richard Feynman, thiên tài vật lý chỉ đứng sau Albert Einstein
Phương pháp học tập của Richard Feynman, thiên tài vật lý chỉ đứng sau Albert Einstein
Ngày tạo 09:36 | 02/12/2023
Nếu bạn đang có con trong độ tuổi từ 4-15 thì chắc chắn cần học hỏi những phương pháp học tập của Richard Feynman.
Học toán không phải chỉ để cộng trừ khi đi chợ
Học toán không phải chỉ để cộng trừ khi đi chợ
Ngày tạo 14:46 | 15/10/2023
Trong suốt quá trình học, nghiên cứu và giảng dạy tôi đã nhận được rất nhiều câu hỏi nhưng có lẽ “Học toán để làm gì?” không chỉ là câu hỏi của học sinh, sinh viên mà thậm chí ngay cả những người trước đây từng học, học rất giỏi về bộ môn này cũng đặt ra. Đây là điều nghịch lý và cũng làm cho tác giả suy nghĩ nhiều nhất về cái “sự học” ở đời