Cấu trúc đề thi vẫn bao gồm 5 câu tự luận như trước đây.
1) Thống kê và xác suất chiếm 1,5 điểm với mức độ nhận biết, thông hiểu.
2) Bài toán gắn liền với thực tế nhiều hơn (đề nhiều chữ hơn).
1) Không có bài giải hệ phương trình.
2) Phần liên quan đến định lý Viète đơn giản hơn.
3) Câu 5 liên quan đến bất đẳng thức nhưng được gắn với bài toán thực tế, không khó nhưng yêu cầu học sinh phải đọc/hiểu đề để chuyển từ bài toán thực tế sang mô hình toán học.
Thay đổi đề mới so với đề cũ:
1. Thống kê + Xác suất (1,5đ):
Mới đưa vào, học sinh cần nắm vững công thức và tính toán cẩn trọng.
2. Rút gọn biểu thức và các bài toán phụ (1,5đ):
Giữ nguyên cấu trúc như đề cũ, chỉ khác điểm số (đề cũ là 2đ).
3. Giải toán bằng cách lập PT hoặc hệ phương trình:
Trước kia là một câu giờ thành hai câu. Dự kiến mỗi câu 1 điểm (đề cũ là 1,5đ cho câu này).
4. Phương trình bậc hai và định lý Viète (0,5đ):
Định hướng mới áp dụng tính giá trị biểu thức giống như các tỉnh thành khác.
5. Bài hình không gian (có thể khoảng đến 1,5đ):
Được phân thành hai ý nhỏ, học sinh trung bình khá trở lên hoàn toàn có thể đạt điểm tối đa cau này.
6. Bài hình phẳng (khả năng khoảng 2,5đ, đề cũ 3đ):
Cấu trúc gần như đề cũ, bỏ bớt được 1 ý nhỏ. Ý c. tương đối khó và vẫn là ý phân loại học sinh.
7. Toán thực tế (0,5đ):
- Đây là bài ứng dụng toán vào thực tế, học sinh cần thiết lập được biểu thức: thể tích; diện tích,... sau đó áp dụng kiến thức Đại số để đánh giá tìm được giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của biểu thức. Học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản có thể lấy được 0,25đ phần thiết lập biểu thức. Như vậy câu điểm 10 đã giảm mức độ so với bài bất đẳng thức truyền thống trước kia.
Nói chung với cấu trúc đề mới:
- Dài hơn so với đề cũ (do diễn giải toán thực tế).
- Học sinh cần nắm vững kiến thức cơ bản và phải được rèn luyện, phải có những trải nghiệm, hiểu được ngôn ngữ cuộc sống.
- Đáp ứng được thay đổi sách mới.