024 6680 9640
THÔNG TIN TOÁN HỌC Bản tin toán học

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn: Toán học giữ vai trò quan trọng nhưng 'cần một phen đổi mới'


Ngày cập nhật: 12-08-2023:16-52-10 / Số lần đọc: 12077
Điều này được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn chia sẻ trong bài phát biểu của mình tại Hội nghị toán học toàn quốc lần thứ X, năm 2023 vừa diễn ra tại Đà Nẵng.
Khẳng định toán học, giáo dục toán học là một hợp phần hết sức quan trọng của nền giáo dục, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chia sẻ, trong những năm tháng  đất nước khó khăn, các điều kiện cho giáo dục còn rất hạn chế nhưng giáo dục Việt Nam, từ giáo dục phổ thông đến khoa học cơ bản vẫn đạt tới chất lượng khá trên bản đồ giáo dục thế giới.
Một phần quan trọng chính là sự đóng góp của các thầy cô giáo, các nhà giáo hoạt động trong lĩnh vực toán học. 
Ngày nay khi các điều kiện của giáo dục tốt hơn, nền giáo dục hướng đến toàn diện. Để cải thiện, tạo ra chất lượng giáo dục cần rất nhiều yếu tố, tuy nhiên vai trò của toán học vẫn là một trụ đỡ quan trọng và lâu dài.
Trao đổi với các nhà toán học về mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đang được triển khai thực hiện, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh giáo dục Việt Nam đang chuyển mạnh từ nền giáo dục thiên về trang bị kiến thức sang hướng đến phát triển con người. Có rất nhiều việc phải làm, cần một sự đổi mới có tầm vĩ mô. 

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu khai mạc tại Hội nghị Toán học toàn quốc lần thứ X.

"Đổi mới ở triết lý và định hướng chương trình nhưng rất cần đổi mới từng phần, từng nội dung của giáo dục. Trong đó, toán học vẫn giữ vai trò hết sức quan trọng nhưng toán học, giáo dục toán học CẦN MỘT PHEN ĐỔI MỚI", ông Nguyễn Kim Sơn cho hay. 
Bộ trưởng phân tích, các môn học từ tiếng Việt, ngữ văn, lịch sử đều cần đổi mới. Riêng toán học cần tích cực đổi mới theo hướng phát triển tư duy cho người học, hướng học sinh đem tư duy toán học để giải quyết các vấn đề cuộc sống, giải quyết những vấn đề phát sinh để phát triển tư duy.
Bộ trưởng cho rằng, phát triển con người cần hai trụ đỡ quan trọng là tư duy logic và thái độ, tình cảm trong phương diện con người xã hội, con người cá nhân. 
"Cho đến nay, giáo dục toán học trong đời thường vẫn đang làm tốt nhưng phải làm tốt hơn. Làm sao để học sinh không thấy sợ toán, học sinh cảm thấy yêu thích môn toán, làm sao để học sinh cảm thấy môn toán là hữu ích cho mình và cần phải học", Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nhấn mạnh.
"Phải là sao để học sinh không thấy sợ toán, học sinh cảm thấy yêu thích môn toán, làm sao để học sinh cảm thấy môn toán là hữu ích cho mình và cần phải học", Bộ trưởng nói. 
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng đánh giá cao cho đội ngũ các nhà toán học trong các trường đại học. 

Các đại biểu tham dự Hội nghị Toán học toàn quốc lần thứ X.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng gửi lời cảm ơn tới các nhà khoa học giáo dục trong suốt thời gian vừa qua đã tham gia vào các hoạt động giáo dục mũi nhọn, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, tham gia vào biên soạn sách giáo khoa, chuẩn bị các hoạt động đổi mới giáo dục…

Hội nghị Toán học toàn quốc là hoạt động lớn nhất của cộng đồng Toán học Việt Nam được tổ chức 5 năm một lần. Hội nghị là diễn đàn để các nhà nghiên cứu, ứng dụng và giáo dục Toán học trên cả nước trình bày những thành tựu khoa học của mình trong 5 năm gần đây. Đây cũng là dịp để cộng đồng Toán học Việt Nam tham gia, trao đổi về những vấn đề thời sự, cấp thiết đối với sự phát triển Toán học của đất nước.

Hội nghị Toán học toàn quốc lần thứ X, năm 2023 được tổ chức tại Trường ĐH Sư phạm, ĐH Đà Nẵng. Hội nghị đã thu hút gần 1000 đại biểu đến từ các trường, viện nghiên cứu trên cả nước, đặc biệt có 2 đại biểu là nhà khoa học nước ngoài và gần 90 nhà Toán học Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài. Trong đó có các nhà khoa học hàng đầu như GS. Ngô Bảo Châu (Chicago, USA và VIASM), GS. Vũ Hà Văn (Yale, USA và VINBDI), GS. Phạm Hữu Tiệp (Rutgers, USA), GS. Đinh Tiến Cường (NUS, Singapore), GS. Phan Thành Nam (LMU Munich, Đức), GS. Nguyễn Trọng Toán (Penn State, USA), GS. Nguyễn Lê Lực (Oxford, UK), GS. Phan Dương Hiệu (Telecom Paris, Pháp), GS. Trần Vĩnh Hưng (Wisconsin, USA), GS. Trần Trọng Hiền (NC State, USA),…. Một số nhà toán học, giáo viên ở các trường phổ thông, đại học quốc tế tại Việt Nam cũng đăng ký tham dự và báo cáo.

Nguồn tham khảo:
www.vms.org.vn
www.viasm.edu.vn
www.dantri.com.vn
www.giaoducthoidai.vn

Nguyễn Kim Sổ
Hội Toán học Việt Nam

Mời bạn đánh giá bài viết này!
TIN TỨC KHÁC
Hội Toán học Hà Nội: Thông báo HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ DU XUÂN 2024
Hội Toán học Hà Nội: Thông báo HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ DU XUÂN 2024
Ngày tạo 11:53 | 04/03/2024
[www.hms.org.vn] Nhằm thực hiện các mục tiêu đổi mới giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo về các chương trình bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên bộ môn Toán THPT cập nhật các chương trình GDPT 2018 và tiếp cận chương trình giáo dục tiên tiến quốc tế, Hội Toán học Hà Nội cùng Trường THPT Dương Quảng Hàm đồng tổ chức hội thảo khoa học.
Hội Toán học Việt Nam: Thông báo GẶP MẶT ĐẦU XUÂN GIÁP THÌN 2024
Hội Toán học Việt Nam: Thông báo GẶP MẶT ĐẦU XUÂN GIÁP THÌN 2024
Ngày tạo 15:47 | 22/02/2024
[www.vms.org.vn] Ban Chấp hành Hội Toán học Việt Nam trân trọng kính mời tất cả các hội viên của Hội đang có mặt tại Hà Nội và các vùng lân cận tham dự chương trình Du Xuân và buổi Gặp mặt đầu năm 2024.
Bộ GDĐT ban hành quy chế mới về thi chọn học sinh giỏi quốc gia
Bộ GDĐT ban hành quy chế mới về thi chọn học sinh giỏi quốc gia
Ngày tạo 09:50 | 08/12/2023
(Moet.gov.vn) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa ban hành Thông tư số 17/2023/TT-BGDĐT ngày 10/10/2023 Quy chế thi chọn học sinh giỏi quốc gia thay thể Thông tư số 56/2011/TT-BGDĐT.
Phương pháp học tập của Richard Feynman, thiên tài vật lý chỉ đứng sau Albert Einstein
Phương pháp học tập của Richard Feynman, thiên tài vật lý chỉ đứng sau Albert Einstein
Ngày tạo 09:36 | 02/12/2023
Nếu bạn đang có con trong độ tuổi từ 4-15 thì chắc chắn cần học hỏi những phương pháp học tập của Richard Feynman.
Học toán không phải chỉ để cộng trừ khi đi chợ
Học toán không phải chỉ để cộng trừ khi đi chợ
Ngày tạo 14:46 | 15/10/2023
Trong suốt quá trình học, nghiên cứu và giảng dạy tôi đã nhận được rất nhiều câu hỏi nhưng có lẽ “Học toán để làm gì?” không chỉ là câu hỏi của học sinh, sinh viên mà thậm chí ngay cả những người trước đây từng học, học rất giỏi về bộ môn này cũng đặt ra. Đây là điều nghịch lý và cũng làm cho tác giả suy nghĩ nhiều nhất về cái “sự học” ở đời