024 6680 9640
THÔNG TIN TOÁN HỌC Người Việt trẻ

Học toán không phải chỉ để cộng trừ khi đi chợ


Ngày cập nhật: 15-10-2023:14-46-43 / Số lần đọc: 1614
Trong suốt quá trình học, nghiên cứu và giảng dạy tôi đã nhận được rất nhiều câu hỏi nhưng có lẽ “Học toán để làm gì?” không chỉ là câu hỏi của học sinh, sinh viên mà thậm chí ngay cả những người trước đây từng học, học rất giỏi về bộ môn này cũng đặt ra. Đây là điều nghịch lý và cũng làm cho tác giả suy nghĩ nhiều nhất về cái “sự học” ở đời
Toán học hay các môn khoa học khác kể cả khoa học tự nhiên, khoa học xã hội đã được đưa vào trong nhà trường để dạy cho học sinh, sinh viên đều có ý nghĩa nhất định, giúp cho học sinh hiểu biết được cội nguồn dân tộc, từng bước hiểu được những sự vật, hiện tượng xung quanh cũng như lịch sử phát triển của nhân loại. Xã hội càng phát triển, con người càng phải vận động, càng phải trang bị nhiều kiến thức để phù hợp xu thế chung và không bị bỏ lại phía sau. 

GS.TSKH Ngô Việt Trung - nguyên viện trưởng Viện Toán học Việt Nam cùng GS.TSKH Trần Văn Nhung - nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, trao giải thưởng Lê Văn Thiêm cho thầy cô và các học sinh, sinh viên suất sắc năm 2022.

Trở lại vấn đề chính, học toán hay bất cứ môn khoa học nào không phải để mai sau này các bạn lớn lên phải làm đúng lĩnh vực đó, sống bằng nghề đó, học để cho bộ não được tôi rèn, để phát triển tư duy logic, để mai sau này trong cuộc sống khi gặp những bài toán thực tế thì hi vọng rằng với sự rèn luyện với bao khó khăn gian khổ đó chúng ta có thể tìm ra giải pháp phù hợp, tối ưu cho công việc. Cũng như một cái cây, trong quá trình sinh trưởng, phát triển trải qua bao nắng mưa dầu rãi, rẽ từng thớ đất, vượt qua bao sỏi đá chông gai bám dễ sâu vào lòng đất thì sau này dù gặp bão táp phong ba, hạn hán lụt lội vẫn đủ sức đứng vững, đơm hoa kết trái mang lại quả ngọt cho đời. Tất nhiên là có rất nhiều cách học nhưng không thể phủ nhận Toán học là môn thể thao trí tuệ hiệu quả nhất, điều đó đã được chứng minh bằng thực tế trong suốt chiều dài của lịch sử nhân loại.
Sự học là như thế, chính là quá trình tự rèn luyện bản thân để trưởng thành hơn. Tác giả có một may mắn là được tiếp xúc với toán học từ rất sớm, khi ngồi trên ghế nhà trường đã trải qua nhiều cuộc thi lớn nhỏ, thất bại có – thành công có và sau này theo học tại khoa TOÁN ỨNG DỤNG của Đại học Bách Khoa Hà Nội (nay là Viện Toán ứng dụng và Tin học). Ở đây, chúng tôi ngoài toán ra còn được học rất nhiều môn khoa học khác như Vật lý, Hóa học, Cơ học, Nhiệt học, Điện tử… đó là khoảng thời gian vô cùng bổ ích, ý nghĩa, giúp sinh viên chúng tôi tiếp cận được với lượng kiến thức khổng lồ của nền văn minh nhân loại và nếu cho chọn lại, tôi cũng vẫn sẽ chọn nơi này!
Là một người làm toán và chọn TOÁN ỨNG DỤNG nên mọi thứ đối với tôi đều rất khoa học và thực tế. Khi lần đầu tiếp xúc với học sinh, bước vào lớp không phải đặt ra một bài toán thật khó với lời giải, ký hiệu phức tạp để các bạn mắt chữ O miệng chữ A đầy thán phục. Việc dạy không phải bắt đầu như thế, không phải bằng việc cung cấp ngay cho học sinh những điều mình có mà đơn giản là hỏi xem học sinh cảm nhận về môn học này thế nào, có khó khăn gì trong quá trình học tập, nghiên cứu hay không? Từ đó tìm hiểu sâu hơn về năng lực, nguyện vọng từng bạn, từng nhóm học sinh… kịp thời bổ sung những chỗ còn thiếu hay giúp các con phát triển hơn nữa vào từng thời điểm, giai đoạn thích hợp. Chia sẻ cho học sinh về những ứng dụng thực tế, những thành tựu mà Toán học mang lại cho đời sống con người, kể về lịch sử phát triển, về những tấm gương người thật việc thật và đôi khi cả những thách thức, những bài toán thiên niên kỷ còn dang dở và đang chờ đợi lời giải đáp từ các nhà toán học tương lai…Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần nêu những tình huống xảy ra trong cuộc sống để học sinh tiếp cận và suy nghĩ, cùng nhau giải quyết chúng bằng kiến thức Toán học. Như vậy, các em sẽ vui vẻ, thoải mái khi tiếp nhận.
Hiện nay, có rất nhiều ý kiến về sách giáo khoa mới, nhưng theo tôi "Chương trình giáo dục phổ thông 2018" đã được triển khai ở hầu hết khối lớp. Với môn Toán, ban soạn thảo xây dựng chương trình trên quan điểm "thiết thực - hiện đại - khơi nguồn sáng tạo", để học sinh chủ động trong học tập, nghiên cứu. Việc cải cách chương trình lần này cho thấy rất rõ chủ trương đưa Toán vào cuộc sống, nghĩa là vận dụng kiến thức Toán để giải quyết các vấn đề thực tiễn.

Một buổi sinh hoạt hè 2023 của CLB Toán học Linh Đàm do thầy Nguyễn Kim Sổ phụ trách, giảng dạy

Mỗi người sinh ra trên hành tinh này đều có mặt mạnh, yếu khác nhau. Những thiên tài như Johann Carl Friedrich Gauß, Évariste Galois, Wolfgang Amadeus Mozart…thường rất ít, nhưng nếu chỉ cần nhìn thấy một tia sáng, một nguồn năng lượng tích cực, tố chất toán học thì bằng cách nào đó, những người thầy sẽ gạn đục khơi trong, bồi và dưỡng(theo ý một người bạn của tôi: mỗi ngày bồi một chút) kết hợp với ý chí, sự chăm chỉ, cầu tiến của học sinh, sinh viên thì ắt sẽ đầy, sẽ thành. Giáo dục là luôn động viên, khích lệ. Nếu dạy mà học sinh không tiến bộ thì trách nhiệm đầu tiên thuộc về người thầy bởi phương pháp truyền đạt chưa thích hợp với học sinh đó và cần có sự thay đổi kể cả việc trao đổi với phụ huynh việc tìm thầy cô khác phù hợp hơn.
Một điều quan trọng nữa là bạn phải được học những thầy cô giỏi nhất, tiếp xúc với những nhà khoa học hàng đầu thế giới, những người có tầm nhìn, kiến thức lỗi lạc. Ở gần những con người ấy, bạn sẽ được nuôi dưỡng ước mơ, khát vọng, hoài bão lớn đưa chính bản thân vươn lên tầm cao mới. Đôi khi các em không nên chỉ tập trung giải toán theo phương pháp đã được dạy, mà hãy nghĩ mình mới là người thầy, người cô tốt nhất của bản thân. Hãy tự mình thắp sáng nhiệt huyết, khát vọng học hỏi, còn thầy cô là những người cầm đuốc soi đường.

Thầy giáo Nguyễn Kim Sổ (thứ 2 từ trái sang) cùng các bạn lớp Toán 12A trong lễ kỷ niệm 25 năm nét xưa tìm lại
Trường THPT Thanh Ba, Phú Thọ
Tôi không nghĩ toán học là ông vua của các môn khoa học khác như một số tài liệu, bài báo đã viết. Toán học sinh ra không phải để đứng một mình mà để phục vụ cho nhân loại, những người làm toán luôn là những người đi tiên phong nếm mật nằm gai, mở đường, làm nền móng, cơ sở vững chắc cho các lĩnh vực khác phát triển và khi những bông hoa đó khoe sắc thì toán học lại một lần nữa quay trở lại vun vén, chau chuốt, mô tả kết quả bằng những con số, tính toán cụ thể để công trình đó, phát minh đó được đưa vào thực tế, phục vụ đời sống văn minh…
Toán chính là tư duy, là tầm nhìn. Nếu tư duy tốt, tầm nhìn không hạn hẹp, bạn có thể làm bất cứ thứ gì bạn muốn!

Nguyễn Kim Sổ
Hội Toán học Việt Nam

Mời bạn đánh giá bài viết này!
TIN TỨC KHÁC
Thông báo về việc: Đặt mua tạp chí Toán học và Tuổi trẻ online - năm 2025
Thông báo về việc: Đặt mua tạp chí Toán học và Tuổi trẻ online - năm 2025
Ngày tạo 09:32 | 27/11/2024
Tạp chí Toán học và Tuổi trẻ là một ấn phẩm chuyên ngành dành riêng cho những người yêu thích toán học, đặc biệt là học sinh, sinh viên và giáo viên. Với mục tiêu khơi dậy niềm đam mê và phát triển kỹ năng toán học, tạp chí cung cấp nhiều bài viết chất lượng, bài tập thú vị. Với các hoạt động đa dạng và phong phú, tạp chí Toán học và Tuổi trẻ không chỉ là một nguồn tài liệu học thuật mà còn là nơi kết nối và phát triển cộng đồng yêu toán tại Việt Nam.
Học kỳ hay học kì là đúng chính tả?
Học kỳ hay học kì là đúng chính tả?
Ngày tạo 14:12 | 08/11/2024
Trong tiếng Việt, việc sử dụng đúng chính tả là điều vô cùng quan trọng, đặc biệt là đối với các từ ngữ có nhiều biến thể như "học kỳ" và "học kì". Mặc dù hai từ này thường xuất hiện trong giao tiếp hàng ngày, không phải ai cũng nắm rõ cách viết chính xác.
Giới thiệu đề minh họa, đề thi khảo sát, đề thi giữa học kỳ I môn Toán lớp 9 của một số tỉnh thành theo Chương trình GDPT 2018
Giới thiệu đề minh họa, đề thi khảo sát, đề thi giữa học kỳ I môn Toán lớp 9 của một số tỉnh thành theo Chương trình GDPT 2018
Ngày tạo 13:53 | 19/10/2024
Để đáp ứng nhu cầu học tập của các em học sinh, chúng tôi sưu tầm và giới thiệu tới các em và quý phụ huynh một số đề minh họa, đề thi khảo sát, đề thi giữa học kỳ I môn Toán lớp 9 của một số tỉnh thành như Hà Nội, TP. HCM, Phú Thọ... cũng như các trường để chúng ta tham khảo cũng như có định hướng học tập, chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi vào lớp 10 THPT, năm học 2025 - 2026.
Thông báo về Seminar Hội toán học Hà Nội vào thứ năm ngày 31.10.2024 tại trường ĐH Giáo Dục, ĐHQGHN
Thông báo về Seminar Hội toán học Hà Nội vào thứ năm ngày 31.10.2024 tại trường ĐH Giáo Dục, ĐHQGHN
Ngày tạo 10:40 | 28/10/2024
Sự kiện thuộc chuỗi các “Seminar hội toán học’’ liên Trường - Viện mà Hội Toán học Hà Nội đã tổ chức thành công trong nhiều năm qua, với các báo cáo do khách mời là các nhà nghiên cứu và giáo dục Toán học đến từ các trường đại học, cao đẳng, viện khoa học và một số trường phổ thông.
Lịch sử Toán học Việt Nam (kỳ cuối): Sách toán Việt Nam giữa hiện thực và huyền thoại
Lịch sử Toán học Việt Nam (kỳ cuối): Sách toán Việt Nam giữa hiện thực và huyền thoại
Ngày tạo 06:58 | 22/10/2024
Qua những những cuốn sách toán hiện còn sót lại, chúng ta không chỉ hình dung ra một lịch sử phát triển của toán học Việt Nam thời kỳ Trung đại mà còn cả những nhà toán học tiêu biểu, trong đó có Lương Thế Vinh và cuốn Toán pháp đại thành.